Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG ĐAU THẮT LƯNG

Đau vùng thắt lưng cách phòng và chữa
Đau lưng là quá trình thoái hoá cột sống mà phổ biến nhất là đau ở vùng thắt lưng. Có hai thể bệnh: đau thắt lưng cấp và đau thắt lưng mãn tái phát.
Đau thắt lưng cấp
Đau thắt lưng cấp là thể bệnh cấp tính của hội chứng thắt lưng cục bộ. Tất cả những hội chứng chủ đạo đều được thể hiện rõ và xuất hiện đột ngột. Nổi bật là những áp lực quá trọng tải không lường trước được như cúi xuống và nâng vật lên, ngoài ra còn hay gặp những tác động của tình trạng nhiễm lạnh và ẩm ướt.
Phần lớn những đau đớn chớp nhoáng xảy ra ở vùng thắt lưng gây cản trở ngay lập tức vận động cột sống thắt lưng, buộc cột sống ở tư thế sai lệch đặc trưng để duy trì tư thế cột sống bớt trọng tải (tư thế chống đau). Các cơ duỗi lưng, do phản xạ sẽ tăng cường sức căng cơ lên rất mạnh. Những động tác chủ động hoặc thụ động để điều chỉnh lại tư thế sai lệch đều làm cho người bệnh rất đau đớn, dễ có tâm lý sợ hãi và hạn chế mọi vận động.
Nguyên nhân của đau thắt lưng cấp
Đau thắt lưng cấp thường do sự chuyển dịch khối lượng trong đĩa đệm kèm theo kích thích lên dây chằng dọc sau. Trạng thái đau cấp tính này cũng có thể do những khớp đốt sống gây nên nếu có đột ngột bị ép hoặc giằng xé vùng bị đau chủ yếu là phần dưới cột sống thắt lưng và xương cùng, cũng có khi ở chính giữa hoặc hơi ra bên của những khu vực đó.
Khu vực đau lan toả có thể đau ra phía trước hoặc men phía trên (phía đầu). Có thể xuất hiện kiểu đau xiên xuống tới cơ đùi. Bên cạnh loại đau đột ngột do bất kỳ vận động nào còn có dạng đau tăng dần, đau trong nhiều giờ nhưng hiếm gặp hơn.


Dấu hiệu giúp nhận biết và chuẩn đoán vùng đau thắt lưng
Khi khám lâm sàng, ấn tượng chính là tư thế sai lệch còn cản trở vận động của cột sống thắt lưng. Động tác cúi gập chân không thể thực hiện được nếu có chăng chỉ là do các khớp háng khi cột sống đã bị cứng.
Bệnh nhân chỉ có thể chuyển từ tư thế nằm trên giường sang tư thế đứng thẳng bằng một động tác lăn theo phía bên, dùng mông làm điểm xoáy khi khám ấn và gõ vào chỗ đau trên những gai của cột sống thắt lưng dưới. Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng và nếu nâng lên khỏi mặt giường sẽ làm đau tăng lên ở vùng thắt lưng – cùng.
Về tư thế sai lệch, tuỳ theo vị trí tổn thương, có thể là tư thế duỗi cố định lưng, ưỡn cột sống quá sức, cúi khom lưng ra trước hoặc dáng đi đứng vẹo nghiêng sang bên. Ở tư thế bớt trọng tải cho cột sống, chân co nhẹ cho khớp háng và khớp gối thì phần lớn bệnh nhân hết đau và tư thế lệch chống đau cũng biến mất. Thường thường những người trẻ tuổi dễ bị đau thắt lưng bởi vì ở họ những yếu tố gây xáo động trong đĩa đệm xuất hiện sớm nhất.
Lúc đầu cơn đau xuất hiện trong thời gian ngắn và sau đó co xu thế tự lui bệnh. Nhưng đối với những lần sau đó thì khó có thể nói trước là nó có thể tự khỏi được hay không.
Đối với lứa tuổi thanh niên hoặc trung niên, cơn đau thắt lưng cấp có thể là triệu trứng lâm sàng duy nhất của thoái hoá đĩa đệm. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu thường thấy hội chứng đĩa đệm thắt lưng mãn tính tái phát, sau một quá trình tiến triển  bao giờ cũng trở lại hội chứng đau vùng xương cùng và đau dây thần kinh hông to.
Đau thắt lưng mãn tính tái phát
Đau vùng thắt lưng với những đợt đau dài và tái phát là một thể mãn tính của hội chứng đau thắt lưng cục bộ, thường xuất hiện không rõ nét, xuất hiện từ từ, đồng thời thoái lưu cũng chậm. Bệnh xuất hiện đau ở một tư thế. Còn trong đau thắt lưng cấp, đau xuất hiện thành từng cơn đau, đợt đau, người bệnh không thể tự khêu gợi cơn đau và làm mất đi cơn đau theo ý muốn.
Nguyên nhân của cơn đau thắt lưng mãn tính tái phát: chủ yếu do những biến đổi sức đàn hồi và thể tích của đĩa đệm thắt lưng, kèm theo những tác động dây truyền thức phát tới các khớp nhỏ đốt sống có cơ liên quan.
Những biểu hiện lâm sàng thường xuất hiện 35 – 40 tuổi và nó gắn liền với giai đoạn tiến triển thoái hoá đĩa đệm.
Dự phòng và điều trị
Đối với đau thắt lưng cấp: Điều quan trọng nhất là cần cho người bệnh nằm bất động tại giường có phản cứng, không được nằm giường lò xo.
Tư thế nằm: nằm ngửa, hai chân hơi co ở khớp gối và khớp háng bằng cách cho đệm ở dưới kheo một cái gối dài, nhỏ. Tránh vận động đột ngột. Thời gian nằm bất động: từ 5 – 7 ngày đối với những trường hợp đau vừa và nhẹ, từ 2 – 3 tuần trong những trường hợp đau nặng.
Phần lớn trường hợp đau thắt lưng sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau thời gian nằm bất động. Tuỳ theo mức độ bệnh, có thể áp dụng các phương pháp phối hợp trong thời gian nằm bất động như:
- Phương pháp điều trị bằng sức nóng (trườm nóng bằng bó nến, khay nhiệt điện, gối ấm điện...) áp vào vùng thắt lưng đau.
- Một số phương pháp giảm đau bằng y học cổ truyền cũng có tác dụng tốt trong điều trị đau thắt lưng cấp và mãn tính như: trườm nóng bằng lá ngải cứu, cám rang, muối rang, châm cứu. Riêng bấm huyệt và xoa bóp có thể áp dụng nhưng cần tránh những động tác mạnh lên đoạn vận động cột sống trong giai đoạn cấp tính.
- Kéo dãn cột sống thắt lưng với lực kéo nhỏ (8 -10 kg), mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 15 đến 20 phút.
- Corticoid và vitamin B12... có thể áp dụng trong những trường hợp đau nặng có hội chứng rễ, nhưng cần theo dõi đúng chỉ định của thầy thuốc.
Việc cho bệnh nhân vận động cột sống trở lại trong quá trình điều trị và sau thời gian nằm bất động đều phải tiến hành từng bước, có hướng dẫn cụ thể. Bệnh nhân có thể đau tái phát do vận đọng quá mức.
Đối với đau thắt lưng mãn tính: Mỗi đợt đau tái phát đều có thể áp dụng những biện pháp như đau thắt lưng cấp. Khi giai đoạn cấp đã ổn định có thể cho người bệnh điều trị lý liệu kết hợp. Điều quan trọng là áp dụng những biện pháp dự phòng và phục hồi chức năng.


Đông y điều trị đau thắt lưng


Đau thắt lưng là đau một bên hay hai bên cột sống là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra có thể chia làm hai loại: đau lưng cấp và đau lưng mạn.
Đau lưng cấp thường do bị lạnh gây co cứng các cơ ở sống lưng, dây chằng, cột sống bị viêm, bị phù nề chèn ép vào dây thần kinh khi vác nặng, sai tư thế, sang chấn vùng sống lưng. Đau lưng mạn thường do viêm cột sống, thoái hóa cột sống, lao ung thư, đau các nội tạng ở ngực, đau lan tỏa ra sau lưng, đau lưng cơ năng do động kinh, suy nhược thần kinh. Theo y học cổ truyền, thắt lưng là phủ của thận, nên đau thắt lưng có quan hệ mật thiết với thận.
Đau thắt lưng cấp do phong hàn thấp

Triệu chứng: Đau thắt lưng xảy ra đột ngột, sau khi bị lạnh, mưa, ẩm thấp không cúi được, ho và trở mình cũng đau, thường đau một bên. Thắt lưng đau tăng khi gặp lạnh, vặn lưng, cúi ngửa khó khăn và gây đau, nằm yên vẫn đau, gặp thời tiết âm u ẩm thấp, mưa thì đau tăng.
Phương pháp chữa: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc (hành khí, hoạt huyết).
Bài thuốc: Độc hoạt ký sinh thang.
Độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, tần giao 8g, phòng phong 8g, tế tân 8g, đương quy 12g, thược dược 10g, xuyên khung 12g, địa hoàng 8g, đỗ trọng 12g, ngưu tất 8g, nhân sâm 8g, phục linh 8g, cam thảo 6g, quế tâm 8g. Sắc uống ngày một thang.
Độc hoạt, tế tân, phòng phong, quế tâm, tần giao, phục linh để khu tán hàn trừ thấp, đương quy, thược dược, xuyên khung, địa hoàng để hoạt huyết thông lạc chỉ đau. Cam thảo, nhân sâm để bổ khí. Tang ký sinh, đỗ trọng, ngưu tất để ích thận dưỡng can, khỏe lưng gối.
Đau lưng cấp khi thay đổi tư thế hay vác nặng lệch tư thế do khí trệ, huyết ứ
Triệu chứng: Sau khi vác nặng lệch người, hoặc sau một động tác thay đổi tư thế đột nhiên bị đau một bên sống lưng, đau dữ dội ở một chỗ, vận động hạn chế nhiều khi không cúi, đi lại được, cơ co cứng, sợ ấn vào chỗ đau (cự án).
Phương pháp chữa: Hoạt huyết hóa ứ, lý khí chỉ đau.
Bài thuốc: Tân thống trục ứ thang.
Đào nhân 12g, hồng hoa 12g, đương quy 12g, cam thảo 8g, xuyên khung 12g, ngưu tất 12g, ngũ linh chi 8g, hương phụ 4g, địa long 8g, tần giao 4g, khương hoạt 4g, một dược 8g. Sắc uống ngày một thang.
Đương quy, đào nhân, hồng hoa, ngũ linh chi, một dược để hoạt huyết hóa ứ, hợp với hương phụ, xuyên khung, địa long, ngưu tất để lý khí thông lạc chỉ đau. Khương hoạt, tần giao, ngũ linh chi để tăng tác dụng tán hàn chỉ đau.
Đau thắt lưng do thận hư
 Quế.

Triệu chứng: Thắt lưng đau ê ẩm, chân yếu, lúc mệt đau tăng, nằm thì giảm.
Nếu thận dương hư là chính, có thêm chân tay lạnh, mặt sắc trắng, bụng dưới câu cấp, lưỡi nhạt, mạch trầm tế.
Nếu thận âm hư là chính, có thêm tâm phiền mất ngủ, miệng họng khô, má hồng, lòng bàn chân tay nóng, lưỡi đỏ, mạch tế sác.
Phương pháp chữa:
- Với thể thận dương hư là chính: Bổ thận trợ dương.
Bài thuốc: Hữu quy hoàn.
Thục địa 32g, sơn dược 16g, sơn thù 16g, kỷ tử 16g, đỗ trọng 16g, thỏ ty tử 16g, phụ tử 12g, nhục quế 12g, đương quy 12g, lộc giác giao 16g. Sắc uống ngày một thang.
Quế, phụ tử, lộc giác giao để ôn bổ thận dương điều tinh tủy, thục địa, sơn dược, sơn thù, thỏ ty tử, kỷ tử. Đỗ trọng để tư âm ích thận, dưỡng can bổ tỳ, đương quy để bổ huyết dưỡng can.
- Với thể thận âm hư là chính: Bổ thận tư âm.
Bài thuốc: Tả quy hoàn.
Thục địa 32g, sơn dược 16g, sơn thù 16g, kỷ tử 16g, thỏ ty tử 16g, ngưu tất 12g, lộc giác giao 16g, quy bản giao 16g, tục đoạn 12g, đỗ trọng 12g. Sắc uống ngày một thang.
Thục địa để tư bổ chân âm, kỷ tử để minh mục ích tinh, sơn thù để sáp tinh liễm hãn, đương quy, lộc giác để tư âm bổ dương thông nhâm đốc, ích tinh tủy. Thỏ ty tử, tục đoạn, ngưu tất, đỗ trọng để khỏe lưng gối gân cốt. Sơn dược để tư ích tỳ thận.
Các bài thuốc trên sắc uống ngày một thang, cho 750ml nước sắc hai lần, mỗi lần chắt lấy 250ml, trộn hai nước chia 3 lần uống lúc thuốc còn nóng. Uống liền 10 thang.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét