Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

- QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG KỸ THUẬT KHÂU TRIỆT MẠCH

Quy trình điều trị bệnh trĩ bằng kỹ thuật khâu triệt mạch
 
QUI TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ
BẰNG KỸ THUẬT KHÂU TRIỆT MẠCH TRĨ
DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM DOPLLER


1.Nguyên lý

Năm 1995 Morinaga (Nhật bản) đưa ra và thực hiện kỹ thuật khâu thắt động mạch trĩ (Transanal haemorroidal dearterialisation-THD) dưới hướng dẫn của siêu âm dựa trên nguyên lý khâu thắt các nhánh tận của động mạch trực tràng trên do đó làm giảm đáng kể lưu lượng máu tới các búi trĩ và kết quả làm cho các búi trĩ thu nhỏ lại và dần trở về vị trí bình thường. Năm 2002 để tăng hiệu quả với các trường hợp sa trượt niêm mạc hai tác giả Ý  Pier Paulo Dal Monte và Carlo Tagariello đã cải tiến kỹ thuật này bằng thực hiện kỹ thuật nâng và cố định niêm mạc sa đối với các búi trĩ có sa trượt niêm mạc bằng đường khâu vắt nên THD là phẫu thuật không cắt và ít sâm lấn tổ chức trong điều trị bệnh trĩ, do đó người bệnh rất ít đau sau mổ và trở về cuộc sống bình thường sớm. 
Dưới hướng dẫn của siêu âm dopller các động mạch trĩ được xác định chính xác và khâu thắt trên đường lược 2-3cm.

1. Chỉ định, chống chỉ định.
2.1. Chỉ định.
- Bệnh trĩ độ II, III, IV.
2.2. Chống chỉ định:
                - Trĩ tắc mạch.
                - Các chống chỉ định ngoại khoa.
2. Kỹ thuật.
2.1. Thiết bị: THD EVOLUTION Equipment do hãng THD S.p.A Italy sản xuất.
2.2.Tiến hành:
a.  Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
+Khám lâm sàng
+ Soi trực tràng
+ Xét nghiệm cơ bản:
. Huyết học: máu đông, máu chảy hoặc đông máu cơ bản, công thức máu …
. Sinh hóa máu: Đường máu, ure, creatinin, SGOT, SGPT…
+ Thụt hậu môn trước mổ bằng Microlax hoặc Fleet
b. Phương thức vô cảm : gây tê tủy sống, gây tê tại chỗ hoặc tê khoang cùng.
c. Chuẩn bị máy: THD EVOLUTION Equipment
d. Thực hiện phẫu thuật:
+ Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân nằm theo tư thế phụ khoa
+ Lắp máy:
- Nối nguồn điện.
- Nối dây quang.
- Lắp thiết bị siêu âm.
+ Nong hậu môn: xác định vị trí và đánh giá các búi trĩ.
+ Dò mạch trĩ dưới hướng dẫn của đầu dò siêu âm Doopler và khâu thắt ở các vị trí 11h, 1h, 3h, 5h, 7h, 9h trong đó các động mạch chính ở 11h,5h,7h
+ Làm đường khâu vắt nâng và cố định niêm mạc trực tràng bị sa trượt bằng chỉ Vicryl 2.0 ,độ cong của kim 5/8.
+ Kiểm tra kỹ chảy máu và lau sạch hậu môn. Đặt meche có  mỡ và rút sau 3 giờ.
e. Chăm sóc sau mổ:
+ Kháng sinh:
+ Giảm đau: Trong YHCT có thể dùng châm cứu để giảm đau: châm các huyệt Thận du, đại trường du…
+ Điều trị bí đái sau mổ:
- Chườm ấm vùng bụng dưới.
- Châm cứu các huyệt: Trung cực, quan nguyên, khí hải, khúc cốt…
+ Chống táo bón:
- Một số thuốc YHCT có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, nhuận trường như: Sinh địa, huyền sâm, mạch môn, đương qui, sa sâm…
+ Ngâm hậu môn : Bằng thuốc YHCT
1. Kết quả.
Nhằm mục tiêu áp dụng, triển khai và đánh giá kết quả bước đầu của kỹ thuật THD, từ tháng 7.2009 lần đầu tiên tại khoa ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương đã triển khai kỹ thuật THD trong điều trị bệnh trĩ và cho kết quả như sau:
  
Đánh giá
Số bệnh nhân
Tỷ lệ %
 Tốt
28
93%
 Trung bình
2
7%
 Xấu
0
0%
 Tổng số
30
100%
 2. Kết luận
Ưu điểm của phương pháp.
                - Ít chấn thương tổ chức
                - Giảm đau sau mổ.
                - Không có biến chứng nặng.
                - Thời gian nằm viện ngắn.
                - Chỉ định được cho tất cả các thể bệnh và cho kết quả tốt




http://www.mediafire.com/?99agv1r44809p3n